Kính áp tròng ban đêm có chữa được tật cận thị không?

Kính áp tròng ban đêm có chữa được tật cận thị không?

Kính áp tròng ban đêm Ortho – K là gì?

Kính áp tròng ban đêm Ortho-K là loại kính áp tròng đặc dụng, được thiết kế để đeo qua đêm nhằm định hình lại giác mạc một cách nhẹ nhàng. Nhờ đó có thể nhìn rõ vào ngày hôm sau mà không cần thiết phải đeo lens. Nghiên cứu cho thấy rằng, việc đeo kính áp tròng Ortho-K qua đêm không chỉ loại bỏ hiệu quả nhu cầu đeo kính gọng hoặc lens mà còn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị.

Kính áp tròng ban đêm Ortho – K

Kính áp tròng ban đêm Ortho – K có an toàn không?

Ortho-K Lens rất an toàn. Đây được biết đến như là là phương pháp điều trị tật khúc xạ mà không cần phẫu thuật, đã được FDA chứng nhận cho phép sử dụng và phù hợp ở mọi lứa tuổi.

Kính áp tròng ban đêm Ortho – K an toàn cho mắt

Hiệu quả mà kính áp tròng Ortho – K mang lại là bao lâu

Bạn sẽ có thể nhìn rõ không cần đeo kính hoặc kính áp tròng (tất nhiên là không rõ bằng khi đeo lens trực tiếp) trong một hoặc hai ngày, đôi khi lâu hơn. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên đeo Ortho-K Contact Lens mỗi đêm.

Trẻ em đeo kính áp tròng ban đêm Ortho – K được không?

Theo Optical Images, Một nghiên cứu chuyên sâu với sự tham gia của 1300 người tại Đại học Bang Ohio đã kết luận rằng việc đeo kính áp tròng Ortho-K qua đêm không mang lại nhiều rủi ro hơn bất kỳ loại kính áp tròng chuyên dụng nào khác. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì kính áp tròng ban đêm vẫn đem lại những rủi do nhất định. Việc vệ sinh lens đóng 1 vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng với tất cả các loại kính

áp tròng.

Trẻ em hoàn toàn có thể đeo kinh áp tròng ban đêm

Kính áp tròng Ortho-K có làm bóp hoặc xước giác mạc không?

Câu trả lời là KHÔNG. Ortho-K Lens nổi trên màng nước mắt, giúp bao phủ mắt. Đôi khi có thể xảy ra mài mòn giác mạc và thường do móng tay hoặc mép thấu kính làm xước giác mạc. Thế nên, rủi ro khi đeo kính áp tròng qua đêm Ortho-K không cao hơn so với bất kỳ loại lens cứng nào khác.

Đeo lens này qua đêm có gây nguy cơ thiếu Oxy cao hơn không?

Tất nhiên, giác mạc cần được cung cấp oxy thường xuyên. Thông thường khi đeo kính áp tròng, khả năng thẩm thấu Oxy sẽ bị giảm. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi đeo kính áp tròng trong thời gian lâu hơn thời gian khuyến nghị.

 

Có bị nhiễm màu giác mạc không?

Điều này có thể là một trong những trường hợp phổ biến nhất trong tất cả các biến chứng khi mang kính áp tròng. Nhiễm màu giác mạc chính là sự phá vỡ mô và những thay đổi khác trên bề mặt giác mạc. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như đeo lens không đúng cách, dị vật, màng nước mắt bị vỡ hoặc các biến đổi bất thường ở các cạnh rìa của kính áp tròng.

Trên đây là những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng ban đêm và những chia sẻ có thể bạn chưa biết. Để biết thêm chi tiết hơn nữa và các loại kính áp tròng khác của ANN365 hãy liên hệ ngay với chúng mình nhé.

 

0/5 (0 Reviews)